Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Cách điều trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn 1 và 2


Bệnh trĩ nội gồm 4 giai đoạn bệnh rất phổ biến và nhiều người mắc phải nhưng phương pháp chữa trị cho từng giai đoạn bệnh như thế nào thì chưa chắc ai cũng biết. Đây cũng là vấn đề rất quan tâm của tất cả bệnh nhân trĩ nội. Bài viết sau xin chia sẻ cách điều trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn 1 và 2.




Các phân biệt từng giai đoạn bệnh trĩ nội:



  • Giai đoạn 1: xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ như: đi cầu đau rát và chảy máu, ẩm ướt và ngứa ngáy hậu môn.
  • Giai đoạn 2: kèm theo các dấu hiệu của giai đoạn 1 và xuất hiện thêm khối thịt dư lòi ra ngoài và tự thụt vào hậu môn khi đi đại tiện. Khối thịt này gọi là búi trĩ.
  • Giai đoạn 3: búi trĩ to hơn không tự thụt vào trong được phải can thiệp bằng tay đẩy vào, đau và chảy máu nhiều hơn.
  • Giai đoạn 4: giai đoạn cuối của bệnh trĩ nội dễ phát sinh các biến chứng của bệnh trĩ nội do búi trĩ lòi hẳn ra ngoài gây viêm nhiễm.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn 1 và 2:

  • Ở 2 giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội được các bác sĩ đánh giá là mức độ nhẹ không cần phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
  • Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị ngoại khoa tại nhà bằng thuốc uống, thuốc mỡ bôi hậu môn, thuốc đặt hậu môn,… Nhằm làm mềm phân, dễ tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sự co giãn cho tĩnh mạch hậu môn giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau rát và chảy máu khi đi cầu.


  • Ngoài ra, bệnh nhân còn phải kết hợp với chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học dành riêng cho bệnh nhân trĩ:
    • Bữa ăn nên bổ sung thêm chất xơ, nhuận tràng bằng các loại rau củ quả, các loại đậu, trái cây,.. cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, bổ sung thêm chất sắt như: các loại động vật thân mềm, thịt đỏ,...
    • Luyện tập thể dục, vận động mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai của các cơ, tĩnh mạch.
    • Lưu ý tránh dùng bia rượu, cà phê, thuốc lá và ăn các chất dầu mỡ, cay nóng mỗi ngày, tránh làm việc quá sức, không ngồi lâu 1 chỗ sẽ làm cho bệnh không hết mà còn nặng thêm.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp và các phương pháp chữa trị hiệu quả nhất


Bệnh trĩ hỗn hợp là loại trĩ có độ phức tạp vì đó là sự kết hợp của 2 loại trĩ ngoại và trĩ nội. Chính vì độ phức tạp của nó mà trĩ hỗn hợp có mức độ nguy hiểm và khó điều trị hơn. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu mức độ nguy hiêm của trĩ hỗn hợp gây cho người bệnh ra sao.




Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp:

Các chuyên gia khoa hậu môn trực tràng chia sẻ: mức độ nguy hiểm của trĩ hỗn hợp bao gồm các tác hại của trĩ nội và trĩ ngoại gây ra cho người bệnh. Cụ thể như sau:

1/ Gây mất máu:

  • Người bệnh trĩ hỗn hợp mỗi lần đi đại tiện đều chảy máu nhỏ giọt, nặng hơn có thể bắn thành tia, tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu máu, da vẻ xanh xao, chóng mặt, suy nhược cơ thể, thiếu tập trung, kém trí nhớ,...

2/ Tắt nghẹt búi trĩ:


  • Búi trĩ càng lúc càng lớn chiếm 1 phần diện tích ống hậu môn nên dể gây ra tắt nghẹt, cản trở sự lưu thông máu, hệ thống động mạch vẫn bơm máu liên tục làm cho búi trĩ căng cứng gây đau tức. Búi trĩ tắt nghẹt không thể thụt vào trong có thể bị hoại tử rất nguy hiểm.

3/ Viêm nhiễm, bội nhiễm:





  • Do búi trĩ thường xuyên lói ra ngoài hậu môn nên rất dễ viêm nhiễm vì hậu môn là nơi thải phân ra ngoài, tập trung rất nhiều vi khuẩn. Khi búi trĩ bị hoại tử sẽ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nặng hơn là bội nhiễm và nhiễm trùng máu, có thể gây ra các bệnh lý hậu môn khác như áp xe hậu môn, nứt hậu môn, rò hậu môn...

4/ Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn:


  • Đây là tác hại nguy hiểm nhất của trĩ hỗn hợp, mối nguy hiểm hàng đầu khiến cho bệnh nhân khiếp sợ vì ảnh hưởng đến tính mạng.

Các phương pháp trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả:

Để không gặp phải các mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp, các bác sĩ khuyên nên bệnh nhân đừng chủ quan mà sớm đến thăm khám để biết bệnh ở giai đoạn nào mà có cách điều trị phù hợp, ít tốn kém nhất.


  • Chữa trĩ hỗn hợp hiệu quả ở giai đoạn mới xuất hiện búi trĩ chỉ cần sử dụng thuốc và ăn uống sinh hoạt theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ khỏi bệnh.



  • Chữa trĩ hỗn hợp ở giai đoạn nặng hơn, lúc búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thì phương pháp phẫu thuật cắt trĩ là cách chữa trị hữu hiệu nhất trả lại sự êm ái cho bệnh nhân như lúc chưa mắc bệnh. Ngày nay phương pháp cắt trĩ hiệu quả, không đau, hồi phục nhanh được áp dụng cho các bệnh viện lớn trên thế giới là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH và HCPT.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Chỉ định mổ cắt trĩ được áp dụng trong các trường hợp nào?

Nếu bạn thường xuyên có những triệu chứng như táo bón, chảy máu khi đi đại tiện, đau rát và ngứa vùng hậu môn thì có thể bạn đã mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Nhiều người không biết rằng hậu quả nghiêm trọng đang âm thầm đến với họ khi búi trĩ bên trong đang bắt đầu lớn dần lên. Vậy khi nào cần đến biện pháp cắt trĩ?






Chỉ định mổ trĩ được áp dụng trong các trường hợp sau:


  • Trĩ nội sa ra ngoài kèm theo đau ngứa, rát, khó chịu ở hậu môn.
  • Trĩ có biến chứng chảy máu dai dẳng gây thiếu máu.
  • Trĩ có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn.
  • Trĩ kèm theo nứt, dò, viêm quanh hậu môn.
  • Trĩ có biến chứng huyết khối, viêm, phù nề, nghẹt và hoại tử.
  • Trĩ kết hợp với sa niêm mạc trực tràng (trĩ vòng).



Phương pháp cắt trĩ:


  • Các phương phác cắt trĩ thông thường như: thắt búi trĩ bằng vòng cao su, khâu treo búi trĩ, phương pháp cắt rời từng búi trĩ… các phương pháp này đều gây cảm giác đau cho bệnh nhân, hiện tại các cơ sở điều trị bệnh trĩ đã áp dụng phương pháp PPH mới nhất không gây đau trong và sau khi phẫu thuật cắt trĩ, tạo cảm giác thoải mái an toàn cho bệnh nhân trong thời gian điều trị.

Cách xử lý vết thương sau khi mổ:


  • Sau mổ cắt trĩ, do miệng vết thương nằm gần cửa hậu môn nên dễ bị viêm nhiễm và gây đau đớn sau phẫu thuật, khiến người bệnh lo lắng. Do đó, một số cách sau đây sẽ giúp xử lý vết thương sau mổ cắt trĩ.
  • Phẫu thuật phải nhẹ nhàng, tránh số mô bị tổn thương, lật miệng vết thương vào phía trong cùng của hậu môn để vết thương sớm lành. Bên cạnh đó, giảm nhẹ sự đau đớn là điều vô cùng quan trọng.
  • Giữ hậu môn sạch sẽ, thường xuyên ngồi nước ấm và xoa bóp nhằm tăng cường tuần hoàn máu, tiêu sưng, giảm đau, giúp vết thương sớm lành. Cách tốt nhất là mỗi ngày ngâm nước từ 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 15 phút. Nên dùng nước vừa đun sôi xong, đầu tiên ngồi xông, sau đó ngồi ngâm.



  • Nếu miệng vết  mổ tiết dịch nhiều, sau khi ngồi ngâm, thay thuốc theo quy định, có thể phòng tránh miệng vết mổ dính lại với nhau, có tác dụng làm lưu thông máu. Thay thuốc có tác dụng tránh viêm nhiễm giảm đau và làm miệng vết mổ chóng lành.
  • Thuốc mỡ bôi trĩ để điều trị miệng vết thương ở hậu môn là ca chữa trĩ mã ứng long và mỡ itolycin,… đều có tác dụng tránh viêm nhiễm và giảm đau.
  • Mỗi ngày nên chiếu tia hồng ngoại 1 lần vào của hậu môn, làm cho miệng vết mổ khô lại, có tác dụng tránh viêm nhiễm không gây đau đớn.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay



Không giống như bệnh nhân trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng thuốc, các bệnh nhân ở giai đoạn nặng hoặc giai đoạn biến chứng của trĩ buộc phải dùng đến phương pháp phẫu thuật cắt trĩ nhằm triệt để loại bỏ búi trĩ. Vậy phương pháp phẫu thuật cắt trĩ nào hiệu quả và an toàn nhất? câu hỏi luôn được nhiều bệnh nhân quan tâm sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Biến chứng và phương pháp điều trị bệnh trĩ


Đứng top trong các bệnh về hậu môn trực tràng là bệnh trĩ, nhưng nhiều người vẫn thường chủ quan khi mắc phải căn bệnh này và chỉ chịu đi  khám khi bệnh đã có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Vậy biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ như thế nào?





Biến chứng của bệnh trĩ nguy hiểm ra sao?

Trĩ nếu được phát hiện ở giai đoạn nhẹ thì việc chữa trị sẽ nhanh khỏi, ngược lại nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì không chỉ việc điều trị gặp nhiều khó khăn mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

1/ Nghẹt búi trĩ

  • Nghẹt búi trĩ có thể gây sưng, phù nề, chảy máu khiến cho người bệnh bị đau đớn, thậm chí gây lở loét rất nguy hiểm, đây cũng là một trong những biến chứng của bệnh trĩ nội. Khi bị nghẹt búi trĩ người bệnh cần tiến hành phẫu thuật nhanh chóng.

2/ Tắc mạch trĩ

  • Là một trong những biến chứng của bệnh trĩ tắc mạch trĩ được hình thành do tĩnh mạch bị vỡ, hiện tượng đông máu hay việc rặn mạnh khi đi cầu, vận động mạnh,… tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết và dẫn tới mạch trĩ bị tắt. Khi bị tắt mạch trĩ người bệnh thường có cảm giác bị đau dữ dội, người bệnh cần phải tiến hành lấy cục máu ra ngay.

3/ Ung thư trực tràng

  • Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, bởi bệnh có thể gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân nếu như không được điều trị sớm. Chính vì thế, khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường của bệnh trĩ người bệnh nên tiến hành thăm khám và chữa trị nhanh chóng.

4/ Viêm nhiễm hậu môn

  • Một biến chứng khác của bệnh trĩ chính là viêm nhiễm hậu môn, tình trạng này xảy ra do những biến chứng khi mổ cắt trĩ không được thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn ở vùng hậu môn sinh sôi và phát triển nhanh chóng gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng hậu môn. 

Phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả





  • Điều trị bằng thuốc: được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ với tác dụng chúng là kháng viêm, giảm đau, giảm khó chịu cho người bệnh,…Tuy nhiên, trong thuốc thường có chứa thành phần gây tác dụng phụ nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Điều trị bằng ngoại khoa: chỉ định tiến hành cho những trường hợp trĩ ở cấp độ nặng. Phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH trong việc giúp thoát khỏi nhanh chóng các biến chứng của bệnh trĩ ngoại và trĩ nội.

Ưu điểm chung của cả 2 phương pháp này là sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên phạm vi phẫu thuật nhỏ ít gây đau đớn, ít chảy máu, thời gian phẫu thuật nhanh và có thể về nhà ngay sau điều trị, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp người bệnh giải đáp được các thắc mắc về biến chứng bệnh trĩ.


Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Có thai bị ngứa hậu môn là bị bệnh gì?

Có thai ngứa hậu môn là một trong những biến đổi của nhiều chị em phụ nữ ở kì thai nghén. Tuy nhiên, ngứa hậu môn khi mang bầu là hiện tượng sinh lý bình thường hay là vấn đề bệnh lý? Là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ.


Có thai ngứa hậu môn là hiện tượng sinh lý hay bệnh lý?

Theo các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong cho biết, tình trạng ngứa hậu môn ở nữ giới nói chung mà cụ thể là ngứa hậu môn khi mang bầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó đáng lưu tâm chính là căn bệnh trĩ.

Trĩ là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, theo thống kê có khoảng 50% chị em phụ nữ bị ngứa hậu môn ở 2 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối giai đoạn mang thai.

Khi mang thai các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị chèn ép tạo áp lực lên các mô và các cơ quan nội tạng. Đồng thời máu từ tĩnh mạch cung cấp về xương chậu bị ít lại, tích, căng lên tạo thành các búi trĩ. Bên cạnh đó, táo bón hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý trong thời gian dài cũng có thể gây ra căn bệnh trĩ cho các bà bầu.

Ngoài ra ngứa hậu môn ở bà bầu còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra như:

  • Ảnh hưởng từ việc tăng hormone estrogen  cũng sẽ gây ngứa hậu môn khi mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng này không đáng lo ngại bởi bệnh có thể sẽ biến mất sau một thời gian.
  • Có thai bị ngứa hậu môn cũng có thể xuất phát từ tình trạng da  khô hoặc bị dị ứng,… làm cho cơ thể luôn bị ngứa ngứa ngáy gây khó chịu.
  • Viêm nang lông cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa hậu môn khi mang bầu. Chứng bệnh thì thường gặp ở quý 3 thời kỳ mang thai với những triệu chứng: ngứa toàn thân, sẩn mụn mủ ở nang lông.
  • Viêm da bọc nước cũng có thể gây ngứa ở chị em phụ nữ, đặc biệt là gây ngứa hậu môn ở bà bầu, bệnh lý này có thể xuất hiện ở tuần thứu 20-21 của thời kì thai nghén.

Do tình trạng có thai bị ngứa hậu môn có thể xuất phát từ nguyên nhân khác khau, chính vì thế chị em phụ nữ khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường nhất là tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai, thì cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tiến hành điều trị nếu phát hiện tình trạng ngứa hậu môn là do bệnh lý.


Hiện nay, bệnh trĩ có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc (đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ) và dùng các phương pháp ngoại khoa (HCPT và PPH đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng).
HCPT là phương pháp dùng trong điều trị bệnh trĩ ngoại bằng kỹ thuật hiện đại, dùng sóng điện cao tần để tiến hành đông, thắt mạch máu và sử dụng dao điện để cắt bỏ các búi trĩ nhưng ít gây ảnh hưởng đến những vùng xung quanh.

PPH là phương pháp sử dụng máy kẹp điện cắt đi lớp niêm mạc trực tràng, tiến hành chặn động tĩnh mạch ở cuối trực tràng. Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của các phương pháp truyền thống trước đây bởi có thể làm trĩ tự đọng rụng hoặc chết đi sau khi cắt.


Bên cạnh đó tiến hành điều trị bằng các phương pháp nội khoa hay ngoại khoa, các bà bầu cũng nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm hoặc bằng nước muối pha loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ.
  • Không nên gãi mạnh bởi có thể gây chảy máu dẫn đến viêm nhiễm. 
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lung tung bởi có thể gây ra nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào.

Mọi thắc mắc khác liên quan đến tình trạng có thai ngứa hậu môn, chị em phụ nữ có thể gọi điện ngay đến đường dây nóng để được trao đổi mọi vấn đề cùng các chuyên gia của chúng tôi.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM